Đánh người gây thương tích 37 % bị xử lý thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 08/01/2020
view 971
comment-forum-solid 0

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hỏi: Em tôi có một người bạn đang thuê nhà trọ tại một khu trọ, nhưng nợ tiền nhà chưa thanh toán. Khi bạn em tôi về nhà trọ thì bị ông chủ nhà đứng ra đòi tiền nhà và tiền khóa nhà trọ.Em ấy bảo không có tiền, sờ trong túi chỉ có mấy chục ngàn rồi đưa trước cho ông ấy bảo “cháu chỉ còn ngần này, chú cầm tạm tiền khóa rồi cháu gửi sau”. Rồi ông ấy chửi mắng em kia, hai bên to tiếng, thì em tôi vào can ngăn. Ông ấy không nghe và mắng luôn cả em tôi rồi bảo “ không phải chuyện của mày”. Thấy vậy em tôi vẫn can ngăn vì sợ có đánh nhau. Nhưng rồi ông ấy đẩy em tôi ra, đòi đánh em kia. Em tôi cản không được, ông ấy đòi đánh luôn cả em tôi. Vì nóng tính, không kìm được, khi có 2 người bạn tới, ông ta hô người “đánh chết nó đi”. Em tôi liền cầm phớ bạn mang đến chém ông ấy thương tật 37%. Thương tật này thì không chứng minh được do người bị thương cố tình chạy lên tới 37% hay là thật vì khi đó gia đình tôi không hề biết nên không tới thăm và xin bồi thường. Bây giờ em tôi bị khởi kiện. Đề nghị luật sư tư vấn làm sao để em ấy giảm án tới mức thấp nhất? (Lê Hòa - Nam Định)

Nguyên nhân của việc dùng phớ chém người gây thương tích là do em anh (chị) đang bị ức chế về mặt tâm lý do hành vi trái pháp luật của ông chủ nhà gây ra. Việc ông chủ nhà hô "đánh chết nó đi" là hành vi nguy hiểm cho xã hội đang đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần bảo vệ. Nhưng ông chủ nhà mới chỉ đe dọa bằng miệng, chưa thực hiện hành vi xâm phạm mà em anh (chị) đã cầm phớ chém, gây thương tật 37% như vậy hành vi chống trả của em anh (chị) là không cần thiết, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Vì vậy hành vi của em anh (chị) cấu thành nên tội phạm được quy định tại điều 106 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 về "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng":

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm..."

Để có thể được giảm án đến mức thấp nhất thì em anh (chị) cần phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46 Bộ luật Hình sự, cu thể:

"1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra; e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; k) Phạm tội do lạc hậu; l) Người phạm tội là phụ nữ có thai; m) Người phạm tội là người già; n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; o) Người phạm tội tự thú; p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác. 2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án."

Xem thêm: 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.13771 sec| 1006.625 kb