Hành vi phạm tội là những hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, thỏa mãn những dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự cụ thể theo từng loại tội phạm, hành vi phạm tội là những hành vi trái với quy định của pháp luật, hành vi phạm tội bao gồm dấu hiệu chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan để cấu thành tội phạm.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527
Hành vi phạm tội là những hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, thỏa mãn những dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự cụ thể theo từng loại tội phạm. Những hành vi này trái với quy định của pháp luật và được xác định dựa trên 04 yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:
(i) Chủ thể: Là chủ thể thực hiện hành vi phạm tội
(ii) Mặt chủ quan: Hành vi này phải được thể hiện thông qua hành động hoặc không tuy nhiên vẫn gây hậu quả
(iii) Khách thể: Là mối quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội xâm phạm
(iv) Mặt khách quan: Phải thể hiện được lỗi phát sinh từ chủ thể
Nếu bạn vẫn chưa rõ về tội phạm, hãy xem thêm tài liệu về tội phạm được chia thành mấy loại
Hành vi phạm tội phải được thực hiện từ chủ thể đủ năng lực trách nhiệm hình sự là cá nhân hay pháp nhân thực hiện các hành vi có tính chất nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Cố ý phạm tội được quy định tại Điều 10 Bộ Luật Hình sự năm 2015: Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
(i) Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
(ii) Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Theo quy định tại Điều 11 Bộ Luật Hình sự năm 2015, hành vi vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp dưới đây:
(i) Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
(ii) Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”
Hành vi phạm tội là hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Xét về tính chất, hành vi phạm tội là hành vi có tính gây thiệt hại đáng kể cho xã hội, có lỗi và được quy định trong Luật hình sự và xét về cấu trúc, hành vi phạm tội đòi hỏi có những dấu hiệu sau:
(i) Chủ thể thực hiện phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như phải thoả mãn các dấu hiệu đặc biệt khác (dấu hiệu chủ thể đặc biệt) nếu cấu thành tội phạm đòi hỏi;
(ii) Về mặt khách quan, chủ thể phải có hành động hoặc không hành động thỏa mãn các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm (hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả, đối tượng tác động…),
(iii) Về mặt chủ quan, chủ thể phải có lỗi, cố ý hoặc vô ý tuỳ từng cấu thành tội phạm cũng như chủ thể phải có động cơ, mục đích nhất định nếu cấu thành tội phạm đòi hỏi.
Cần phân biệt hành vi phạm tội với hành vi khách quan. Hành vi phạm tội là thể thống nhất giữa hành vi khách quan với các dấu hiệu khách quan và chủ quan khác mà cấu thành tội phạm đòi hỏi. Trong đó, hành vi khách quan được hiểu là “biểu hiện” ra bên ngoài của con người được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển nhằm đạt mục đích nhất định.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Anh A và anh B thường xuyên có nhiều mâu thuẫn, cãi vã, và có nhiều ân oán, hận thù cá nhân. Trong một lần, vô tình đi qua con đường vắng lên núi, vô tình anh A nhìn thấy anh B đang cãi vã với người khác- là anh C và bị anh C cầm dao đâm liên tiếp vào người dẫn đến tử vong tại chỗ. Tất cả quá trình cãi vã cũng như hành vi giết người của anh C, anh A đều thấy, nhưng do “núp”, trốn ở lùm cây phía xa nên không bị anh C phát hiện. Anh A ban đầu đã định trình báo lên cơ quan công an nhưng sau đó, nghĩ lại việc anh B chết cũng là điều mà anh A muốn, nên anh A đã quyết định giữ im lặng và coi như chưa từng nhìn thấy và tự trở về nhà sau khi anh C đã rời đi.
Trường hợp này, có thể thấy mặc dù anh A không trực tiếp giết hay tham gia vào việc giết anh B nhưng anh A là người đã chứng kiến, và biết rõ về việc anh C giết anh A. Việc anh A không trình báo lên cơ quan công an về hành vi phạm tội của anh C đã làm ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa, xử lý đối với tội phạm – ở đây là anh C, có thể dẫn đến việc tội phạm bỏ trốn. Hành vi này hoàn toàn xuất phát từ mong muốn chủ quan của anh A và cũng không bị cản trở hay ngăn cản, đe dọa bởi bất kỳ ai nên hành vi của anh A có thể bị truy cứu về tội không tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, trong đó quy định về hành vi không cấu thành tội phạm như sau:
"Hành vi không cấu thành tội phạm: Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cho một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hành vi không cấu thành tội phạm là hành vi của người hoặc pháp nhân nào đó không thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự".
Nếu bạn vẫn chưa rõ về kiến thức pháp luật, hãy tham khảo tại: Pháp trị
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm