Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong Bộ luật hình sự năm 2015 phân tội phạm ra làm bốn nhóm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiệm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định về tội phạm ở Việt Nam như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự".
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Ví dụ về tội phạm: Bà Trần Thị X đã cướp giật của Ông A và bị bắt, như vậy bà X cũng sẽ bị xếp vào loại tội phạm nghiêm trọng. Như vậy là bà X có thể bị phạt hành chính hoặc bị phạt tù theo thời gian của hành động.
Nếu bạn vẫn chưa rõ về tội phạm, hãy tham khảo thêm tại: Tội phạm hình sự
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, tội phạm được phân thành 04 loại tội phạm sau đây:
Khái niệm: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
Khung hình phạt: Quy định về tội phạm ít nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự 2015 đã mở rộng hơn so với Bộ luật hình sự 1999. Bộ luật hình sự cũ chỉ căn cứ vào mức hình phạt tù có thời hạn không quá 3 năm nên không bao quát hết các khung ( khung cơ bản ) không có hình phạt tù. Do đó quy định theo hướng ngoài mức phạt tù có thời hạn là 3 năm còn có phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ là phù hợp.
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
Khái niệm: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Có thể thấy một trong các điểm khác biệt lớn nhất ở Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự 1999 là đã tách quy định về phân loại tội phạm ra thành một điều luật riêng, không còn chung với điều luật quy định về khái niệm tội phạm. Việc này đã góp phần đảm bảo tính minh bạch khi các chủ thể áp dụng Bộ luật để nghiên cứu và thực thi.
Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự.
Mời bạn xem thêm về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 có quy định: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà tội phạm được phân thành 04 loại: trong đó tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Về tội giết người thì tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định:
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;...
Như vậy, từ những phân tích trên thì tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
(i) Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.
(ii) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự; trong đó:
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Bạn có thể tìm đọc về Độ tuổi phải chịu Trách nhiệm hình sự
Về chủ thể: Bất kỳ cá nhân nào đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Về mặt khách thể: Tác động, xâm hại đến quyền sống của con người.
Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội thực hiện hành vi của mình lỗi vô ý, có thể là lỗi vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin theo quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
(i) Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
(ii) Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc đối với tội vô ý làm chết người của người phạm tội.
Tham khảo thêm bài viết về Lỗi vô ý khi phạm tội
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm