Tội làm giả con dấu tài liệu ngày càng tinh vi, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0. Pháp luật đã có những quy định nào nhằm ngăn chặn hành vi này không? Tội làm giả con dấu tài liệu phải chịu hình phạt gì?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, hoạt động vận hành của cơ quan nhà nước.
Hoạt động quản lý hành chính là vai trò cơ bản của Nhà nước. Nhà nước được thành lập nhằm ổn định trật tự xã hội. Hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính gây xáo trộn sự ổn định xã hội mà Nhà nước đang nhắm đến.
Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính được quy định tại chương XXII Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, gồm 22 tội được quy định từ Điều 330 đến Điều 351.
Hành vi làm giả con dấu tài liệu là hành vi tạo ra con dấu tài liệu giống với con dấu tài liệu nguyên gốc nhằm lừa dối người khác hoặc mục tiêu trái pháp luật.
Đối với các hành vi làm giả nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật mới phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong trường hợp con dấu tài liệu được mô phỏng hay tạo ra một bản sao không nhằm mục đích trái pháp luật sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Ví dụ trong trường hợp làm giả giấy tờ để sử dụng trong phim ảnh.
Tội làm giả con dấu tài liệu sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi hành vi này có đủ các yếu tố sau:
Về chủ thể thực hiện
Tội phạm này được thực hiện bởi chủ thể từ đủ 16 tuổi trở lên, đã có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Khi đó chủ thể này đã có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự để có thể chịu hình phạt về hành vi của mình.
Về khách thể
Tội làm giả con dấu tài liệu xâm phạm đến các quan hệ trong việc quản lý hành chính, hoạt động quản lý của nhà nước liên quan đến con dấu tài liệu bị làm giả.
Về mặt chủ quan
Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội này dù đã biết rõ hành vi mình sẽ gây thiệt hại cho người khác nhưng vẫn cố tình thực hiện nhằm để cho hậu quả đó xảy ra như trong việc quản lý của nhà nước về con dấu của doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phổ biến hiện nay là tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy phép đầu tư để lừa tiền người khác.
Về mặt khách quan
Tội làm giả giống với con dấu, tài liệu có thật nhằm lừa dối người khác. Hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi mục tiêu lừa dối người khác được thực hiện mà không cần thiệt hại xảy ra. Tội phạm này không yêu cầu yếu tố về hậu quả mà chỉ cần người nào thực hiện hành vi làm giả nhằm mục tiêu trái pháp luật là có thể kết tội được.
Có thể bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về mặt khách quan và chủ quan của tội phạm
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, khi một hành vi bị kết tội làm giả con dấu tài liệu sẽ phải chịu hình phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phải chịu hình phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Trong trường hợp sau đây thì bị chịu từ 02 năm đến 05 năm tù:
Nếu làm 06 con dấu, tài liệu hoặc thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên phải chịu từ 3 năm đến 7 năm tù.
Kèm theo đó có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn đọc xem thêm thông tin pháp luật tại Pháp trị
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm