Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến những tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính hiện nay giúp mọi người biết thêm chi tiết về vấn đề về các tội như xuất nhập cảnh trái phép, làm giả tài liệu, giấy tờ.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là những hành vi mang tính chất nguy hiểm ảnh hưởng đến xã hội được quy định cụ thể tại Chương XXII Bộ luật hình sự năm 2015, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các quy định của nhà nước ban hành về trật tự quản lý hành chính. Việc tiến hành nghiên cứu, tham khảo các vấn đề về xác định trách nhiệm hình sự đối với nhóm tội phạm này để đưa vào áp dụng mang lại ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận và thực tiễn.
Dựa theo quy định ban hành cụ thể tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
(i) Đối tượng có hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác gây cản trở đến người thi hành công vụ đang thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện các hành vi trái với quy định của pháp luật, thì sẽ bị tiến hành phạt cải tạo không giam giữ với thời hạn lên đến 03 năm tù hoặc xử phạt tù từ 06 tháng cho đến 03 năm.
(ii) Phạt tù với thời hạn từ 02 năm cho đến 07 năm đớ nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định cụ thể sau đây:
Phạm tội có tổ chức;
Trường hợp có hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên;
Có hành vi xúi giục, lôi kéo và kích động người khác thực hiện hành vi phạm tội;
Gây thiệt hại về mặt tài sản với số tiền từ 50.000.000 đồng trở lên;
Có hành vi tái phạm gây nguy hiểm.
Như vậy, có thể hiểu hành vi chống người thi hành công vụ là sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác gây cản trở đến người thi hành công vụ đang thực hiện công vụ hoặc ép buộc họ thực hiện các hành vi trái với quy định pháp luật.
Theo điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 đã ban hành những quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả như sau:
(i) Trường hợp làm giả con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác có liên quan của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó để thực hiện các hành vi trái với pháp luật quy định, thì bị xử phạt hành chính với số tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, và bị phạt cải tạo không giam giữ với thời hạn lên đến 03 năm hoặc xử phạt tù từ 06 tháng cho đến 03 năm.
(ii) Bị phạt tù từ 02 năm cho đến 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
(iii) Bị tiến hành phạt tù với thời hạn từ 03 năm lên đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(iv) Người có hành vi phạm tội có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng lên đến 50.000.000 đồng.
Vì vậy, việc làm giả con dấu, tài liệu có thể hiểu là hành vi khắc, in, vẽ, đúc hoặc sử dụng các kỹ thuật khác để làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan chức năng hoặc sử dụng chúng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo các cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Mời bạn tìm hiểu kỹ hơn về tội này tại: Tội làm giả con dấu tài liệu
Thế nào là xuất cảnh, nhập cảnh trái phép
Xuất cảnh trái phép được xem là hành vi ra khỏi biên giới Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật ban hành về xuất, nhập cảnh...Đối tượng thực hiện tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không mang quốc tịch có năng lựa trách nhiệm hình sự theo luật định.
Nhập cảnh trái phép là hành vi người từ ngoài biên giới Việt Nam vào Việt Nam không đúng với những quy định của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nhập cảnh.
Mời bạn đọc xem thêm thông tin tại Pháp trị
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm