Nội dung bài viết [Ẩn]
Tội phạm về tiền và giấy tờ có giá là một trong những loại tội phạm phổ biến hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề trên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tiền giả được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2013/TT-NHNN quy định về vấn đề xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng như sau:
Tiền giả là những loại tiền được làm giống hệt so với tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tiến hành tổ chức in, đúc, phát hành.
Mặt khách quan:
(i) Tội làm tiền giả được thể hiện thông qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác nhằm mục đích tạo ra các đối tượng này giống hệt như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm khiến cho người khác tưởng thật.
(ii) Đối với trường hợp tàng trữ tiền giả: Được thể hiện thông qua hành vi cất giữ các đối tượng này (theo cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào.
(iii) Đối với tội vận chuyển tiền giả: Thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này qua nơi khác bằng nhiều phương thức (đường sông, đường bộ, đường không...) với mọi phương tiện đi lại (tàu, xe, máy bay...).
(iv) Đối với tội lưu hành tiền giả: Thể hiện thông qua hành vi đưa tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả vào nhằm sử dụng để thanh toán, trao đổi (giống như việc dùng tiền để mua hàng hóa...)
Lưu ý: Việc sản xuất ra tiền giả mang mục đích thu lợi bất chính.
Khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quy định của nhà nước về vấn đề quản lý tiền tệ.
Mặt chủ quan: Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội nêu trên với lỗi cố ý.
Chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều được xem là chủ thể của tội phạm này.
Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã ban hành quy định cụ thể về tội làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả như sau:
(i) Người có hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị tiến hành phạt tù trong thời gian từ 03 năm lên đến 07 năm.
(ii) Trường hợp phạm tội với số tiền giả có giá trị tương ứng từ 05 - 50 triệu đồng sẽ bị phạt tù trong thời gian từ 05 năm lên đến 12 năm.
(iii) Trường hợp phạm tội với số tiền giả có giá trị tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tù trong thời gian từ 10 đến 20 năm hoặc phạt tù chung thân.
(iv) Người chuẩn bị có hành vi phạm tội này, thì bị tiến hành phạt cải tạo không giam giữ lên đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm lên đến 03 năm.
(v) Đối tượng phạm tội còn có thể bị xử phạt hành chính từ 10 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản tùy theo mức độ vi phạm.
Điều luật trên đã ban hành quy định với 04 hành vi là: làm tiền giả; tàng trữ tiền giả; vận chuyển tiền giả, lưu hành tiền giả. Trong đó, vấn đề lưu hành tiền giả được thể hiện thông qua hoạt động đưa tiền giả vào nhằm mục đích sử dụng để thanh toán, trao đổi. Như vậy, có thể thấy việc tiêu tiền giả cũng là một hoạt động trong thanh toán, trao đổi nên sẽ bị tiến hành xử lý hình sự theo quy định cụ thể tại Điều 207.
Mức phạt đối với tội tiêu tiền giả theo Điều 207 quy định như sau:
(i) Trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng dưới 05 triệu đồng phạt tù từ 03 – 07 năm.
(ii) Trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 05 - 50 triệu đồng phạt tù từ 05 - 12 năm.
(iii) Trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng trên 50 triệu đồng phạt tù từ 10 - 20 năm.
Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi tiêu tiền giả còn có thể bị xử phạt với số tiền từ 10 triệu đồng lên đến 100 triệu đồng hoặc tiến hành tịch thu tài sản (tịch thu một phần hoặc toàn bộ).
Xem thêm về: Mua bán trái phép hóa đơn
Hiện nay trong Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định cụ thể về định nghĩa giấy tờ có giá mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một dạng của tài sản.
Tuy nhiên trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì xác định giấy tờ có giá chính là một loại giấy tờ có giá trị, giống dạng của giấy ghi nợ mang tác dụng chứng minh nghĩa vụ trả nợ giữa bên phát hành và bên sở hữu giấy tờ có giá. Vì vậy, giấy tờ có giá giả là hành vi làm giả giấy tờ có giá trị, giống dạng của giấy ghi nợ.
Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá mang mục đích ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định tại một thời điểm nhất định. Giấy tờ có giá được xem là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.
Mặt khách quan:
(i) Đối với tội làm công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ khác: thể hiện thông qua hành vi in, vẽ, photo... nhằm tạo ra các đối tượng giống hệt như thật (nhằm gây ra nhầm lẫn khiến người khác tưởng là séc thật, giấy tờ có giá trị thật).
(ii) Đối với tội tàng trữ công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác: Thể hiện thông qua hành vi cất giức các đối tượng trên trái với quy định của pháp luật.
(iii) Đối với tội vận chuyển công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ giả khác: Thể hiện thông qua hành vi đưa các đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương thức nào với bất kỳ phương tiện.
(iv) Đối với tội lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác: Được thể hiện qua hành vi sử dụng các đối tượng nêu trên với mục đích thanh toán như séc thật, các giấy tờ có giá trị thật.
Khách thể: Hành vi thực hiện tội phạm nêu trên xâm phạm đến quy định về quản lý tài chính (các phương tiện thanh toán) của Nhà nước.
Mặt chủ quan: Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội nêu trên với lỗi cố ý.
Chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự đều là chủ thể của tội phạm này.
Mời bạn đọc xem thêm một số tội phổ biến về hàng cấm cần nắm rõ.
Mức hình phạt của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc giấy tờ có giá giả như sau:
(i) Trường hợp hành vi phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản (một trong các hành vi) được mô tả ở mặt khách quan đối với từng tội sẽ áp dụng mức phạt tù từ 02 năm lên đến 07 năm.
(ii) Trường hợp nghiêm trọng sẽ áp dụng mức phạt tù trong thời gian từ 05 năm lên đến 12 năm.
(iii) Trường hợp rất nghiệm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng sẽ á dụng mức phạt tù từ 10 năm lên đến 20 năm.
Hình phạt bổ sung:
Bên cạnh việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung tùy vào trường hợp cụ thể sau:
(i) Phạt tiền từ 10 triệu đồng lên đến 100 triệu đồng.
(ii) Bị tiến hành tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ban hành quy định cụ thể: Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị phạt tù trong thời gian từ 03 năm đến 07 năm. Như vậy đối với 04 hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều này.
Đối với hành vi lưu hành tiền giả (tiêu tiền giả) sẽ bị truy cứu theo từng mức khi tiêu. Cụ thể:
(i) Trường hợp tiền giả có giá trị dưới 5.000.000 đồng phạt tù từ 03 – 07 năm.
(ii) Trường hợp tiền giả có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng phạt tù từ 05 – 12 năm.
(iii) Trường hợp tiền giả có giá trị trên 50.000.000 đồng phạt tù từ 10 – 20 năm hoặc chung thân.
Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi lưu hành tiền giả có giá trị dưới 5 triệu đồng sẽ bị phạt tù từ 03 – 07 năm.
Link sang bài: Tất tần tật các tội xâm phạm lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán (Anrcho: tội phạm lĩnh vực ngân hàng)"}" data-sheets-userformat="{"2":13197,"3":{"1":0},"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":{"1":2,"2":0}},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":{"1":2,"2":0}},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":1,"11":4,"12":0,"15":"Helvetica","16":11}" data-sheets-textstyleruns="{"1":0}{"1":750,"2":{"2":{"1":2,"2":16750848}}}{"1":765}">Có thể bạn quan tâm: Tội phạm lĩnh vực ngân hàng
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm