Trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 04/10/2021
view 215
comment-forum-solid 0

Ngày nay các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Một trong những loại tội phạm đang phổ biến là trộm cắp tài sản. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?

Trộm cắp tài sản Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác đang quản lí. Đây được xem là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.

Quy định của pháp luật về trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 173 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Dấu hiệu hành vi phạm tội

Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản: Dấu hiệu lén lút của người phạm tội và dấu hiệu tài sản đang có người khác quản lí.

Mặt khách quan

Người phạm tội có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác đang quản lý. Trộm cắp tài sản để lại hậu quả nguy hiểm cho xã hội, đó là những thiệt hại do người phạm tội gây ra do khách thể của tội phạm.

Hành vi được coi là tội trộm cắp tài sản khi giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên. Nếu giá trị tài sản dưới hai triệu đồng thì phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau: Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà vẫn vi phạm.

Tội trộm cắp tài sản chỉ coi là hoàn thành khi người thực hiện hành vi đã chiếm đoạt được tài sản. Hành vi phạm tội được coi là nguyên nhân và thiệt hại gây ra cho chủ sở hữu tài sản được coi là hậu quả tội phạm

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi mang mục đích chiếm đoạt tài sản. Đồng thời họ nhận thức rõ hành vi của gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra.

Chủ thể

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm đủ tuổi và có năng lực hành vi dân sự). Theo quy định tại Điều 12, Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3, 4 điều 173 Bộ luật Hình sự; đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cả những hành vi thuộc khoản 1, 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự.

Khách thể

Khách thể trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu tài sản. Tội trộm cắp tài sản đồng thời xâm phạm cả ba quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt tài sản.

Có thể bạn quan tâm: Chiếm đoạt tài sản

Một số câu hỏi thường gặp về tội trộm cắp tài sản

Lúc nào thì chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản ?

Tội cướp tài sản được quy định tại điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, được thể hiện bởi một trong những hành vi sau: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Vậy, chúng ta có thể thấy có 02 trường hợp tội trộm cắp tài sản chuyển sang tội cướp tài sản như sau:

Khi chưa chiếm đoạt được tài sản mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác để chiếm đoạt tài sản

Người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng do chủ tài sản hoặc người khác muốn giành lại tài sản từ tay người phạm tội mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản bằng được.

Trong hai trường hợp này, hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để chiểm đoạt được tài sản của người phạm tội đã đủ yếu tố cấu thành tội Cướp tài sản.

Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc tìm hiểu thêm về Tội cướp tài sản

Tội ăn trộm tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù ?

Căn cứ theo điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì khung hình phạt được quy định như sau:

  • Khung hình phạt cơ bản phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: Người trộm cắp tài sản của người khác mà giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 2 năm đến 7 năm áp dụng cho các hành vi thuộc khoản 2, điều 173.
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 7 năm đến 15 năm áp dụng cho các hành vi thuộc khoản 3, điều 173.
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ ba: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng cho các hành vi thuộc khoản 4, điều 173.
  • Hình phạt bổ sung cho loại tội này là phạt tiền, với mức phạt từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Mời bạn đọc xem thêm thông tin tại Pháp trị

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.38347 sec| 1022.289 kb