Đặc xá và những điều kiện của người được đề nghị đặc xá là gì? Phạm nhân được đặc xá có quyền và nghĩa vụ gì? Trường hợp như thế nào thì không được đề nghị đặc xá? Công ty Luật TNHH Everest xin được giải đáp các thắc mắc trên cũng như cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều thông tin liên quan qua bài viết dưới đây.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đai tư vấn (24/7): 1900 6198
Đặc xá cho phạm nhân là một sự việc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được Hiến pháp quy định tại Điều 103. Đây là một hình thức miễn giảm trách nhiệm hình sự, miễn giảm hình phạt cho từng người cụ thể đã bị kết án tù.
Nói cách khác, đặc xá cho phạm nhân là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho những người đã bị kết án tù có thời hạn hoặc những người bị kết án tù chung thân vào những dịp có sự kiện trọng đại, những ngày lễ lớn của đất nước như ngày Quốc khánh, Tết nguyên đán,...hoặc trong những trường hợp đặc biệt.
Việc đặc xá này có thể giúp những người phạm tội trong phạm vi chưa bị kết án có thể được miễn giảm trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án có thể được miễn hình phạt; người đang chấp nhận, thực hiện hình phạt có thể được đình chỉ chấp hành hình phạt đó; người đã chấp hành hình phạt có thể được xoá án tích;...
Tại Điều 11, Luật đặc xá mới nhất năm 2018 đã quy định cụ thể về các điều kiện đối với người được đề nghị đặc xá như sau:
(i) Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
(ii) Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
(iii) Người có đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1, các điểm a, c và d khoản 2 Điều này được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(iv) Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều này hoặc người dưới 18 tuổi đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm g khoản 1, điểm a và điểm d khoản 2 Điều này được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
(v) Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Để có thêm thông tin chi tiết hơn về các quy định của pháp luật đặc xá mới nhất hiện nay, mời bạn đọc tham khảo bài biết: Ân xá
Những người sau khi đề nghị được đặc xá và được Nhà nước, Chủ tịch nước chấp thuận sẽ được hưởng các chính sách khoan hồng. Đảng và Nhà nước ta sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những người này bằng các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với những người được đặc xá.
Tại Điều 20 Luật Đặc xá đã quy định đối với những người được đặc xá sẽ có các quyền sau:
(i) Được cấp giấy chứng nhận đặc xá;
(ii) Được chính quyền địa phương, cơ qua, tổ chức và các đơn vị có liên quan giúp đỡ để những người được đặc xá dễ dàng hoà nhập với gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện về việc làm giúp ổn định cuộc sống;
(iii) Được hưởng các quyền khác giống như người đã chấp hành xong án phạt tù theo quy định mà pháp luật đã đề ra.
(i) Xuất trình Giấy chứng nhận được đặc xá với UBND cấp xã hoặc các tổ chức, đơn vị quân đội nơi mà người đó về cư trú, làm việc;
(ii) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết;
(iii) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Tại Điều 4 Luật đặc xá 2018 đã quy định về những trường hợp không được đề nghị đặc xá, cụ thể như sau:
(i) Bị kết án tù về tội phản quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; gián điệp; xâm phạm an ninh lãnh thổ; bạo loạn; khủng bố, chống đối chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của Nhà nước; sản xuất, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền những thông tin, tài liệu hay vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội xâm phạm, quấy rối an ninh; chống phá cơ sở giam giữ; một trong các tội đã được quy định tại Chương các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và là tội phạm chiến tranh của Bộ luật hình sự;
(ii) Bản án, phần bản án, hoặc quyết định của Toà án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự;
Ngoài các trường hợp kể trên còn có một vài trường hợp khác không được đề nghị đặc xá như: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác; trước đó đã được đặc xá; có từ hai tiền án, tiền sự trở lên; cố ý gây thương tích có tổ chức, có tính chất côn đồ; tội giết người có tổ chức, giết người có tính chất côn đồ; tội liên quan tới ma tuý; tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; người bị kết án tù do phạm từ 3 tội trở lên hoặc phạm từ 2 tội do cố ý trở lên, kể cả những trường hợp tổng hợp hình phạt;...
Xem thêm: Đại xá được quy định ra sao?
Những người phạm tội được miễn giảm hình phạt không làm phát sinh các hậu quả pháp lý của việc thực hiện trách nhiệm hình sự nên đương nhiên sẽ được xoá án tích ngay sau khi tuyên án. Còn những người được đặc xá, thực chất là được miễn chấp hành hình phạt còn lại theo quyết định của Chủ tịch nước. Khi một người được ân xá nghĩa là người đó không phải chấp hành hình phạt tù còn lại mà Toà án đã tuyên. Nhưng người đó vẫn phải thực hiện các quyết định khác trong bản án như: bồi thường thiệt hại, hình phạt bổ sung, án phí,...
Như vậy, người nhận được ân xá không có nghĩa là sẽ được xoá án tích mà sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật đã được nêu trên. Nếu đã được xoá án tích thì trên lý lịch sẽ không ghi tiền án, tiền sự. Còn trường hợp người chưa đủ thời gian để được xoá án tích thì khi làm lý lịch sẽ phải ghi là có án tích.
Người được đặc xá là người đã có án tích những sẽ được xoá đi khi đủ điều kiện theo quy định mà pháp luật đã đưa ra tại Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015 giống như người đã chấp hành xong án phạt tù. Cụ thể như sau:
(i) Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
(ii) Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
(iii) Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
(iv) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Xem thêm tại Pháp trị để tham khảo thêm thông tin về lĩnh vực luật hình sự
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm