Giết người - Tội phạm đặc biệt nguy hiểm!

view 244
comment-forum-solid 0

Giết người là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, gây tổn hại nghiêm trọng đến các quan hệ mà xã hội bảo vệ. Hiện nay, pháp luật các quốc gia đều có những hình phạt thích đáng với hành vi này. Bài viết sẽ chia sẻ những quy định hiện nay về tội giết người theo pháp luật hình sự.

 tội giết người Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Giết người là gì?

Theo khoa học pháp lý, giết người được hiểu là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi này gây ra cái chết cho một người, một nhóm người và không được pháp luật cho phép.

Hậu quả của hành vi trên là gây ra cái chết cho một người hoặc một nhóm người. Khi đó, tội phạm mới hoàn thành.

Trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm nhưng chưa xảy ra chết người thì tùy các yếu tố, hành vi phạm tội sẽ là tội giết người chưa đạt, hoặc cố ý gây thương tích.

Bên cạnh trường hợp pháp luật cấm, thì có trường hợp được phép tước đoạt tính mạng người khác không bị coi là tội phạm. Đó là thi hành hình phạt tử hình theo bản án của Tòa án đã có hiệu lực.

Có thể bạn có nhu cầu xem thêm về: Tội vứt con mới đẻ

Quy định về tội giết người theo Bộ luật Hình sự năm 2015

Hành vi giết người được Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tại điều 123. Đây là một điều luật đặc biệt. Khác với thông thường là khung tăng nặng được để ở các điều khoản sau, Điều 123 quy định tình tiết tăng nặng ở ngay điều khoản đầu tiên. Cụ thể, nếu giết người thuộc một trong các trường hợp dưới đây, người phạm tội sẽ phải chịu khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù:

  • Giết 02 người trở lên;
  • Giết người dưới 16 tuổi;
  • Giết phụ nữ mà biết là có thai;
  • Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  • Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

và một số hành vi khác.

Nếu không phạm tội giết người thuộc một trong các hành vi ở khoản 1 nêu trên, thì khung hình phạt sẽ giảm xuống, chỉ còn 07 đến 15 năm tù.

Vậy tội phạm nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là bao nhiêu năm tù?

Giết người trong trạng thái bị kích động mạnh bị xử lý như thế nào?

Đây là một trường hợp đặc biệt của tội giết người. Đây là khi người phạm tội có tinh thần đang bất ổn. Điều này được gây ra trực tiếp bởi hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân thực hiện trước đó. Hành vi trái pháp luật của nạn nhân có thể thực hiện với chính người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.

Căn cứ theo Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015, người phạm tội trên có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu phạm tội đối với 02 người trở lên, thì sẽ bị phạt tù từ 03 đến 07 năm.

Bức tử là gì? Quy định pháp luật về tội bức tử?

Bức tử là một trường hợp khác của tội giết người. Đây là một tội phạm thường xuyên xảy ra. Đó là khi người phạm tội lợi dụng tình trạng nạn nhân phải lệ thuộc chặt chẽ vào mình. Sau đó, người phạm tội có nhiều hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục.

Việc này có thể kéo dài trong thời gian dài, khiến nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề cả về thể chất và tinh thần. Lâu dần khiến họ sinh ra suy nghĩ muốn tự sát.

Hành vi phạm tội trên quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự năm 2015. Khung hình phạt cho tội giết người này là từ 05 năm tù đến 12 năm tù.

Một số câu hỏi về tội giết người

Tội giết người chưa đạt, không thành thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo Khoản 2 Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015, phạm tội chưa đạt là hành vi cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. ( Có thể bạn quan tâm Cố ý phạm tội

Theo quy định, người phạm tội chưa đạt sẽ vấn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mình gây ra.

Như vậy, trường hợp người phạm tội giết người chưa đạt thuộc khoản 1 Điều 123 Bô luật Hình sự năm 2015 sẽ phải chịu khung hình phạt không quá 20 năm tù; nếu thuộc khoản 2 thì mức phạt không quá ba phần tư khung hình phạt từ 07 năm tù đến 15 năm tù.

Giết người phải đi tù bao nhiêu năm?

Tội giết người được quy định theo từng tình tiết, mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra.

Nếu hành vi giết người thuộc khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ chịu hình phạt từ 12 năm tù đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.

Nếu không thuộc các trường hợp thuộc tội giết người trên, thì phạt tù từ 07 năm tù đến 15 năm tù.

Trường hợp chuẩn bị phạm tội giết người, thì phải chịu mức phạt từ 01 năm tù đến 05 năm tù.

Tình tiết tăng nặng định khung vì động cơ đê hèn nghĩa là gì?

Hiện nay, chưa có khái niệm pháp luật về động cơ đê hèn. Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ liệt kê 15 tình tiết tăng nặng và động cơ đê hèn là một trong số đó. Cụ thể:

"Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;"

Thực tế, đó có thể là một trong các trường hợp sau:

  • Giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ hoặc chồng khác;
  • Giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn nhân;
  • Giết người tình mà biết họ đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm;
  • Giết chủ nợ để trốn nợ;
  • Giết người để cướp của;

Giết người có tính chất côn đồ nghĩa là như thế nào?

Côn đồ là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Khoản d, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Theo đó, Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người.

(Căn cứ theo Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995).

Tội giết người có tính chất côn đồ sẽ phải chịu khung hình phạt từ 12 năm tù đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.

Giết người vì tự vệ chính đáng có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Trong trường hợp phải phòng vệ chính đáng, hành vi của con người có thể có những hành vi dẫn đến chết người. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về việc giết người trong trương hợp tự vệ chính đáng. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào Điều 126 để xác định.

Cụ thể, Điều 126 quy định tội giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nếu hành vi tự vệ vượt quá mức độ nguy hiểm mà hành vi phạm tội của nạn nhân gây ra với mình, người phạm tội có thể phải chịu hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Vậy như thế nào là phòng vệ chính đáng? Hãy tham khảo bài viết: Phòng vệ chính đáng

Tội giết người khi chưa đạt 18 tuổi thì bị xử lý như thế nào?

Đối với người chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi giết người, họ có thể phải đối mặt với hình phạt tù có thời hạn.

Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội giết người thì hình phạt cao nhất không quá ba phần tư mức phạt tù theo điều luật; trường hợp điều luật quy định hình phạt chung thân thì sẽ áp dụng không quá 18 năm tù.

Người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội giết người thì hình phạt tù cao nhất không quá một phần hai mức phạt tù điều luật; trường hợp điều luật quy định hình phạt chung thân/tử hình thì sẽ áp dụng không quá 12 năm tù.

Mời bạn tham khảo thêm về trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi

Vô ý làm chết người có bị ngồi tù không?

Người nào vô ý làm chết người thì vẫn phải chịu hình phạt theo quy định. Cụ thể, điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

"1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm."

Như vậy, những người mặc dù không có ý nhưng vẫn có hành vi gây ra hậu quả chết người vẫn phải chịu hình phạt tù theo quy định.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.17882 sec| 1076.734 kb